Đến hẹn lại lên, khi tháng 11 về cũng là thời điểm thầy và trò khắp nơi trên cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Với ý nghĩa đó, trường THCS Sơn Thủy đã tổ chức các chuỗi hoạt động ý nghĩa và bổ ích nhằm tri ân các thầy cô giáo, đồng thời gắn kết thêm tình thầy trò và tạo dấu ấn đặc biệt trong ngày kỉ niệm.
Với Liên đội đó là phát động tập san báo tường giữa các chi đội. Mỗi chi đội làm 01 tờ báo tường chủ đề 20/1
Đến hẹn lại lên, khi tháng 11 về cũng là thời điểm thầy và trò khắp nơi trên cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Với ý nghĩa đó, trường THCS Sơn Thủy đã tổ chức các chuỗi hoạt động ý nghĩa và bổ ích nhằm tri ân các thầy cô giáo, đồng thời gắn kết thêm tình thầy trò và tạo dấu ấn đặc biệt trong ngày kỉ niệm.
Với Liên đội đó là phát động tập san báo tường giữa các chi đội. Mỗi chi đội làm 01 tờ báo tường chủ đề 20/11, mỗi thể loại 6 bài trở lên, trong đó có một mục dành riêng cho Hò khoan Lệ Thủy tự sáng tác. Phong trào đã tạo sự thi đua trong toàn Liên đội. Nhiều chi đội đã có sự đầu tư như: Kơ-pơ-kơ-lang, Nguyễn Văn Trỗi, Kim Đồng….
Cùng với nhà trừờng, công đoàn, Liên đội đã tập luyện văn nghệ và tham gia hội thi Em yêu làn điệu dân ca Hò khoan Lệ Thủy do Phòng Giáo dục Lệ Thủy tổ chức và đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Đặc biệt, tiết mục đã được chọn tham gia biểu diễn trong ngày tọa đàm do Ủy ban nhân dân xã Sơn Thủy tổ chức ngày 17/11/2017.
Công đoàn cũng đã tổ chức giải cầu lông mở rộng trong toàn đoàn viên.
Các thầy cô giáo không chỉ là những người cầm bút, cầm phấn trên bục giảng mà còn là những vận động viên cừ khôi, những “tay chơi chuyên nghiệp”. Đây là sân chơi thực sự bổ ích, giúp cho các đoàn viên giáo viên giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
Các phong trào hoạt động của trường đã tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc trong giáo viên và học sinh nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học và 'Tôn sư trọng đạo'. 'Nhất tự vi sư, bán tự vi sư'. Từ thuở xa xưa cũng như hiện nay, cha ông ta luôn coi việc học như quốc kế sinh tồn, hưng thịnh. Bởi vậy, người thầy luôn luôn được xã hội kính trọng, tôn vinh.
Ngày nay, thầy giáo được vinh danh là 'kỹ sư tâm hồn', là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa; là những anh hùng vô danh; và nghề dạy học là 'nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý'.
Cách đây35 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định chính thức lấy ngày 20/11 là 'Ngày Nhà giáo Việt Nam'.
Kể từ đó, ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam, là ngày để toàn xã hội tôn vinh những người đã và đang đóng góp bao công sức, bao tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng tri ân sâu sắc với các thầy cô, những người chở đò cần mẫn trên dòng sông tri thức.
Đồng thời đây cũng là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với những người làm công tác giáo dục, ghi nhận những cống hiến đóng góp của ngành GD&DT trong sự nghiệp GD ĐT, bồi dưỡng thế hệ trẻ, góp phần lớn lao vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo.
Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói truyền thống tốt đẹp ' tôn sư trọng đạo', 'ăn quả nhớ người trồng cây', từ ngàn đời nay của người Việt Nam, mà còn thể hiện niềm tin, lòng mong mõi của toàn XH đối với thầy, cô giáo.
Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta, không ngừng phấn đấu rèn luyện, trao dồi đạo dức, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề dạy học, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sứ mệnh ' trồng người'mà Đảng và nhân dân giao phó.
Ý kiến bạn đọc