Có thể nói trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở là: “Nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp”.
Năm học 2021 -2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 6 sẽ học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình GDPT 2018, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT); đi cùng với đó là việc triển khai bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 6 hoàn toàn mới mẻ. Đặc biệt, lớp 6 có nhiều môn học mới, với cách tiếp cận theo hướng mở, hình thức đẹp, bắt mắt, nhiều học sinh lớp 6 thấy thích thú khi vừa mở bộ SGK mới ra. Tuy nhiên, càng đọc các nội dung cuốn sách, học sinh sẽ nhận ra rằng, bộ sách mới thực sự là thách thức, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học. Không những vậy, chương trình SGK lớp 6 mới sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện; đó là môn: Lịch sử và Địa lí (tích hợp môn Lịch sử, Địa lí), Khoa học Tự nhiên (tích hợp môn Vật lí, Hóa học và Sinh học), môn Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.
Nhằm đánh giá lại những kết quả đạt được và đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong thời gian tới. Vào lúc 14h00 ngày 27/5/2022, trường THCS Sơn Thuỷ tổ chức Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6 trong một không khí nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng rất nghiêm túc. Với sự có mặt đông đủ của Ban lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm.
Mở đầu hội nghị, Thầy giáo Phan Thúc Bảy- Phó bí thư chi bộ- Phó hiệu trưởng nhà trường đọc báo cáo tổng kết 1 năm thực hiện chương trình GDPT 2018. Trong báo cáo, nhìn chung nhà trường đã thực hiện theo Điều 14 tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT và Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 05/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình; Đã tổ chức lựa chọn SGK đúng quy trình theo mục 1 Điều 8 tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT, nộp báo cáo về Phòng GD&ĐT đúng thời gian quy định. Ngay từ đầu năm học, bằng hình thức trực tuyến, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lí, giáo viên và trưởng ban phụ huynh học sinh của các lớp để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT2018 và giới thiệu chương trình lớp 6 năm học 2021-2022 theo chương trình GDPT2018; Tổ chức cho các tổ chuyên môn tìm hiểu các bộ sách giáo khoa lớp 6 và đã lựa chọn và sử dụng bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”; phối hợp với phụ huynh mua đủ mỗi em một bộ sách, nhà trường mua cấp cho giáo viên giảng dạy và lưu ở thư viện 06 bộ. Riêng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhà trường đã tham mưu cho mượn. Chất lượng dạy học lớp 6 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cốt lõi theo yêu cầu chương trình GDPT mới. Cụ thể : Tổng số HS lớp 6 | Học tập |
Tốt | Khá | Đạt | Chưa đạt |
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
88 | 19 | 21.6 | 29 | 33 | 40 | 45.5 | 0 | 0 |
Tổng số HS lớp 6 | Rèn luyện |
Tốt | Khá | Đạt | Chưa đạt |
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
88 | 83 | 94.3 | 5 | 5.68 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Cũng tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến tham gia thảo luận, góp ý một cách tích cực, sôi nổi nhằm rút kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo.
Thầy Vương Công Quang- Giáo viên giảng dạy môn Tin học bày tỏ: “Nội dung SGK lớp 6 bám sát, tuân thủ một cách tuyệt đối các yêu cầu của Chương trình GDPT mới. Phương pháp dạy học có sự đổi mới, đó là phát triển năng lực, phẩm chất của HS thông qua các hoạt động thực hành trên lớp, thầy cô định hướng hoạt động của HS là chính”.
Nhận xét về SGK môn Ngữ văn lớp 6 - Bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, cô Nguyễn Thị Thảo cho biết: “Điều đầu tiên là hình thức SGK năm nay có màu sắc bắt mắt, khổ lớn hơn nên dễ nhìn, dễ đọc. Nội dung, cách thức hướng dẫn HS theo định hướng 4 kỹ năng: Nghe- nói- đọc- viết và chú trọng kỹ năng đọc - hiểu qua phần “Đọc mở rộng”. Ngay mở đầu, phần “Hướng dẫn sử dụng sách” đã ghi chú rõ những điểm HS cần lưu ý khi học. Mỗi bài học có các phần: Đọc, viết, nói và nghe, củng cố mở rộng và thực hành đọc. Các bài học đều sự lồng ghép câu hỏi trong khi đọc giúp định hướng cho HS thông qua yêu cầu theo dõi, tưởng tượng, dự đoán… về nội dung hoặc đặc điểm nghệ thuật của văn bản. Các câu hỏi trong khi đọc chỉ là những gợi ý, hướng dẫn để HS đọc hiệu quả hơn”.
Cùng nhìn lại những kết quả mà thầy và trò đã đạt được. Đó là cả một quá trình, là sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Sự đam mê, thích thú và tính tích cực tự giác của các em học sinh cũng được phát huy trong quá trình thích nghi với những thay đổi mới trong chương trình. Trong cuộc sống hay trong bất kì một khía cạnh của nào của xã hội thì việc đổi mới là không thể thiếu. Đổi mới để theo kịp với thời đại, đổi mới để phát triển, để trau dồi kiến thức và kĩ năng của bản thân. Đổi mới để không bị lạc hậu so với các nước trên thế giới. Đổi mới để đáp ứng nhu cầu dạy học, giáo dục trẻ em trong thời đại mới. Có thể nói chương trình giáo dục phổ thông 2018 với những sự đổi mới đã và đang đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của nền giáo dục Việt Nam, mang lại hiệu quả, chất lượng ban đầu. Hi vọng rằng, chương trình GDPT 2018 sẽ được thầy và trò trưởng Trung học sơ sở Sơn Thủy thích ứng nhanh, hiệu quả đem lại chất lượng cao trong dạy và học.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI NGHỊ
Ý kiến bạn đọc