Lịch sử Ngày nhà Giáo Việt Nam 20 - 11

Lịch sử Ngày nhà Giáo Việt Nam 20 - 11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong lòng mỗi người dân đã trở nên rất đỗi quen thuộc và gần gũi. Một năm nữa lại trôi qua, sau bao nhiêu sự kiện diễn ra trong năm nay – 2014, chúng ta cùng dừng lại để cùng nhau chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần.
          Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong lòng mỗi người dân đã trở nên rất đỗi quen thuộc và gần gũi. Một năm nữa lại trôi qua, sau bao nhiêu sự kiện diễn ra trong năm nay – 2014, chúng ta cùng dừng lại để cùng nhau chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần.
1380216647-nguoi-thay-co-nhieu-hoc-tro-do-dai-khoa-nhat-anh-2.jpg
 
Lịch sử ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam


          Ngày Nhà giáo Việt Nam thì ai cũng biết đến, nhưng ít ai biết đến ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo và sự khác biệt giữa hai ngày này. Vì vậy, sự nhầm lẫn giữa hai ngày này ở một số người dân là không ít. Cùng tìm hiểu về lịch sử của ngày Quốc tế hiến chương nhà giáo và lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam, ta có thể thấy, ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo ra đời sớm. Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE- Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên củaFISE.
          Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
          Về cách xây dựng và hoạt động, tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo"năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan)  gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Tại Việt Nam ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định gồm 4 điều về ngày lễ kỷ niệm, những sứ mệnh cao cả mà ngày nhà giáo Việt Nam đem lại.
          Việt Nam những năm tháng đầu hình thành và phát triển ngày Quốc Tế Hiến Chương Các Nhà Giáo và ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
          Có thể nói, ngay từ những ngày tháng đầu hình thành và phát triển tại vùng đất có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo như nước ta, ngày 20/11 đã trở thành một ngày kỷ niệm đáng nhớ trong năm và là dịp để người dân Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến với đội ngũ nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
          Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 1982 là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Đến nay, ngày nhà giáo Việt Nam không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các học sinh sinh viên và các thầy cô giáo, mà còn trở thành một dịp kỷ niệm của toàn thể nhân dân cả nước.
                                                                                                                                                                                                 Nguyễn Văn Hiếu - Sưu tầm