Tối 31/8,UBND huyện Lệ Thủy phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức đón bằng công nhận Hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Vào sáng ngày 14/11, tại Nhà văn hóa huyện Lệ Thủy đã diễn ra Liên hoan “Em hát dân ca-Hò khoan Lệ Thủy” của cấp học THCS năm 2017. Dự khai mạc có đồng chí Đặng Đại Tình - Phó bí thư thường trực Huyện ủy, đồng chí Ninh Thị Hòa - PCT UBND huyện, các đồng chí lãnh đạo các ban ngành, thầy giáo Võ Vĩnh Hào - TP. GD&ĐT cùng tất cả các thầy cô giáo, học sinh dự thi và đồng đảo bà con trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Theo năm tháng, hò khoan Lệ Thủy ngày càng minh chứng được sức lan tỏa, trường tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê hương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những người yêu hò khoan Lệ Thủy có nhiều chuyến giao lưu, quảng bá trong tỉnh và cả nước Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Theo năm tháng, hò khoan Lệ Thủy ngày càng minh chứng được sức lan tỏa, trường tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê hương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên
Nói đến di sản văn hóa của mảnh đất Quảng Bình, thì Hò khoan Lệ Thủy là đặc sản, là giá trị văn hóa đặc sắc của đất và người Quảng Bình. Vì vậy, những ngày “Quảng Bình trong lòng Hà Nội” không thể thiếu hò khoan Lệ Thủy. Trong những ngày từ 25- 27/3 tới, tại Hà Nội, những nghệ nhân, nghệ sĩ của vùng đất lửa Quảng Bình sẽ mang tới cho công chúng Thủ đô những làn điệu hò khoan đã thấm vào máu thịt bao đời người dân Lệ Thủy. Trong những ngày này, khán giả yêu mến nghệ thuật hò khoan Lệ Thủy có thể được thỏa lòng với hai chương trình nghệ thuật mang dấu ấn của loại hình di sản này như: “Không gian văn hóa dân ca hò khoan Lệ Thủy” (diễn ra từ ngày 25- 27/3) tại Nhà Bát Giác, Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội và chương trình “Quảng Bình trong câu hát” với những ca khúc mang âm hưởng hò khoan Lệ Thủy sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
“Hò khoan Lệ Thủy” (hò khoan Quảng Bình) - một làn điệu dân ca đã ăn sâu vào máu thịt của bao nhiêu thế hệ người dân Quảng Bình. Sau một thời gian tưởng chừng mai một, “Hò khoan Lệ Thủy” đang dần hồi sinh và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh. Khúc ca của người lao động Nằm ở phía Nam của Quảng Bình, ôm trọn dòng Kiến Giang thân thương, trìu mến với những tinh hoa của ruộng đồng, làng quê, Lệ Thủy đã sản sinh ra văn hóa tinh thần trên dòng sông thơ mộng trong xanh bao đời. Đứa con nuôi dưỡng bao tâm hồn, với những con người đi vào lịch sử dân tộc, đi vào thơ và nhạc. Làn điệu dân ca Lệ Thủy, là làn điệu tâm tình có sức sống mạnh mẽ cuốn hút lòng người, gồm có chín làn điệu (chín mái): Mái chè, mái xắp, mái nện, mái ba, mái ruỗi, mái nhì vá hò nậu xắm, hò khơi (ở miền biển) và hò lĩa trâu (ở miền đồi núi).
(Sóng trẻ) - Làn điệu dân ca hò khoan bắt nguồn từ mảnh đất Lệ Thủy (Quảng Bình) - dải đất hẹp nhất của đoạn thắt Quảng Bình dọc, ngang chỉ 40 km. Hò khoan được xem như đứa con tinh thần của người nông dân Quảng Bình từ bao đời nay. Từ lâu, người dân Quảng Bình được biết đến với tinh thần kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Cuộc sống khó khăn, lam lũ không khiến họ nản chí mà ngược lại tinh thần họ trở nên sắt đá không phải nơi nào cũng có. Vừa lao động, vừa sáng tác nghệ thuật, mộc mạc giản dị nhưng bên trong mỗi câu hò là chất chứa bao nhiêu nỗi niềm.
Lệ Thủy – dải đất hẹp phía Nam tỉnh Quảng Bình, nơi ôm trọn dòng Kiến Giang thân thương, trìu mến với những tinh hoa của ruộng đồng, làng quê bốn mùa yên ả. Theo chứng tích lịch sử gần nghìn năm để lại, trước đây vùng đất Lệ Thủy và Quảng Bình thuộc nước Chiêm Thành. Đến năm 1069 khi Lý Thái Tổ chinh phạt vua Chiêm dành được một số vùng đất, trong số đó vùng đất Lệ Thủy cũng thuộc về với Đại Việt. Và Hò Khoan Lệ Thủy ra đời có thể nói là dựa trên đặc trưng của vùng đất mang đậm nét văn hóa đa sắc màu.
* Website ngành giáo dục
° Bộ GD&ĐT
° Cổng thông tin Sở GD&ĐT Quảng Bình
° Phòng GD&ĐT Lệ Thủy
° Hệ thống quản lý thông tin GVPT và CBQLCSGDPT (TEMIS)
° Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
° Phần mềm Quản lý hồ sơ và đánh giá kết quả làm việc của CBCC
* Website cơ quan khác
° Quốc Hội