Lệ Thủy – dải đất hẹp phía Nam tỉnh Quảng Bình, nơi ôm trọn dòng Kiến Giang thân thương, trìu mến với những tinh hoa của ruộng đồng, làng quê bốn mùa yên ả. Theo chứng tích lịch sử gần nghìn năm để lại, trước đây vùng đất Lệ Thủy và Quảng Bình thuộc nước Chiêm Thành. Đến năm 1069 khi Lý Thái Tổ chinh phạt vua Chiêm dành được một số vùng đất, trong số đó vùng đất Lệ Thủy cũng thuộc về với Đại Việt. Và Hò Khoan Lệ Thủy ra đời có thể nói là dựa trên đặc trưng của vùng đất mang đậm nét văn hóa đa sắc màu.
Lệ Thủy – dải đất hẹp phía Nam tỉnh Quảng Bình, nơi ôm trọn dòng Kiến Giang thân thương, trìu mến với những tinh hoa của ruộng đồng, làng quê bốn mùa yên ả. Theo chứng tích lịch sử gần nghìn năm để lại, trước đây vùng đất Lệ Thủy và Quảng Bình thuộc nước Chiêm Thành. Đến năm 1069 khi Lý Thái Tổ chinh phạt vua Chiêm dành được một số vùng đất, trong số đó vùng đất Lệ Thủy cũng thuộc về với Đại Việt. Và Hò Khoan Lệ Thủy ra đời có thể nói là dựa trên đặc trưng của vùng đất mang đậm nét văn hóa đa sắc màu.
Hò Khoan Lệ Thủy hành trình đến di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Sinh ra trong đời sống của người dân lao động, suốt chiều dài lịch sử, làn điệu Hò Khoan Lệ Thủy đã được hình thành và mang một phong cách riêng của miền đất Bình – Trị – Thiên. Khác với nhiều nơi, dân ca là thú tiêu khiển, thậm chí chỉ phục vụ cho một giai tầng cao của xã hội ở chốn cung đình, cửa quan thì ở Lệ Thủy, hò khoan là của mọi người lao động, gắn liền với lao động, ai cũng có thể tham gia, càng đông càng rạo rực. Từ bao đời nay, hầu hết những câu hò đã được nâng niu giữ gìn sau lũy tre xanh. Nó quyện trong khói lam chiều của mái tranh quê, cây đa, bến nước mỗi thôn cùng, xóm nhỏ. Cứ nghe về nó, người Quảng Bình như cảm nhận được tâm hồn, tư tưởng, khát vọng của cha ông và cũng là khát vọng của chính mình.

Hò khoan Lệ Thủy tỏa sáng bởi lời hay ý đẹp, ngôn ngữ tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc. Với âm điệu phong phú, trữ tình, các bài Hò khoan sử dụng lối hát mộc mạc, dung dị, lối đối đáp tưởng chừng thô sơ nhưng chứa nhiều hàm ẩn, ý nghĩa và cũng rất nghệ thuật trong cả lời và nhạc. Nói về nghệ thuật, ca từ của hò khoan Lệ Thủy sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ làm cho ngôn ngữ phong phú, cuốn hút người nghe. Nghe hò một câu cũng hay, nghe hò thâu đêm suốt sáng cũng không chán. Nốt kết của hò con mở ra nốt đầu cho hò cái, nốt kết của hò cái lại mở đầu cho hò con, nó là sự chuyển tiếp thành một dây, như dãy số tuần hoàn trên trục số, không bao giờ dứt.
Cũng như các thể loại văn nghệ dân gian khác, hò khoan phản ánh mọi mặt trong đời sống của người Lệ Thủy từ lâu đời. Thời chống Mỹ hò khoan rộn rã cả vùng quê “Hai Huyện”, nội dung lao động sản xuất và đấu tranh thống nhất nước nhà đã biến thành tình cảm, thành hành động. Hò khoan nhắc nhở con người sống giữ trọn chữ hiếu, chữ trung. Tha thiết, ngọt ngào là tình yêu trai gái. Sâu nặng, mặn nồng là tình nghĩa vợ chồng. Rõ ràng hò khoan là vũ khí vạn năng, phong phú đa dạng gắn liền với cuộc sống của người dân Lệ Thủy từ xưa đến nay. Những núi cao, sông rộng, mênh mông cánh đồng, cây cầu, bến nước, hay mái nhà dưới đêm trăng nguyệt thẹn mang tâm sự của người phụ nữ Lệ Thủy e ấp nặng lòng bởi những tình cảm những tơ vương dang dở còn nhiều trắc ẩn.

Trên nhiều góc độ, có thể khẳng định rằng, hò khoan Lệ Thủy đã trở thành di sản văn hóa không riêng gì của Quảng Bình. Nhận thức được việc cần phải gìn giữ và bảo tồn văn hóa di sản quê hương, việc truyền dạy Hò khoan Lệ Thủy cho các thế hệ kế cận đã được chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng. Ở Lệ Thủy, hò khoan được đưa vào nội dung chương trình học, trở thành bộ môn bắt buộc trong các nhà trường và được đông đảo các em học sinh cũng như phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng. Không những vậy, mỗi tối hàng tuần, các lớp truyền dạy nghệ thuật hò khoan vẫn được các nghệ nhân tâm huyết đều đặn mở ra, là tín hiệu đáng mừng cho một di sản văn hóa từng có thời kỳ bị rơi vào quên lãng.
Cái gốc và cái chất văn hóa như mạch ngầm chảy trong huyết quản mỗi con người Lệ Thủy – Quảng Bình làm nên nét văn hóa độc đáo cho làn điệu Hò khoan vang mãi. Nhờ những con người vượt lên gian khó, vùng đất Lệ Thủy đã sản sinh ra và lưu giữ cho mình được một di sản văn hóa dân gian vô cùng quý giá. Mộc mạc mà thơm thảo, hò khoan kéo mọi người lại gần nhau trong những câu hò, điệu xố. Ai đã một lần nghe người Lệ Thủy hát hò khoan, hẳn đều chẳng thể nào quên được. Hò khoan Lệ Thủy là tinh hoa được chắt lọc từ những giọt mồ hôi của cha ông mặn chát bao đời. Lớn mạnh thêm lên cùng với quá trình chinh phục thiên nhiên và bảo vệ quê hương đất nước của con người, làn điệu Hò khoan Lệ Thủy đang ngày một khẳng định mạnh mẽ hơn vị thế của mình trong kho tàng di sản văn hóa dân gian Quảng Bình và cả nước
Ý kiến bạn đọc