Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Theo năm tháng, hò khoan Lệ Thủy ngày càng minh chứng được sức lan tỏa, trường tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê hương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những người yêu hò khoan Lệ Thủy có nhiều chuyến giao lưu, quảng bá trong tỉnh và cả nước
Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Theo năm tháng, hò khoan Lệ Thủy ngày càng minh chứng được sức lan tỏa, trường tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê hương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên
Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Theo năm tháng, hò khoan Lệ Thủy ngày càng minh chứng được sức lan tỏa, trường tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê hương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những người yêu hò khoan Lệ Thủy có nhiều chuyến giao lưu, quảng bá trong tỉnh và cả nước
Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Theo năm tháng, hò khoan Lệ Thủy ngày càng minh chứng được sức lan tỏa, trường tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân quê hương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những người yêu hò khoan Lệ Thủy có nhiều chuyến giao lưu, quảng bá trong tỉnh và cả nước. Ðặc biệt, tháng 9-2016, hò khoan có dịp giao duyên cùng quan họ Bắc Ninh và ví dặm Nghệ Tĩnh - hai Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Ngày 8-5-2017, niềm vui và vinh dự lớn đến với nhân dân Lệ Thủy nói riêng, Quảng Bình nói chung, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công nhận hò khoan Lệ Thủy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với sự quan tâm của lãnh đạo huyện và các ban, ngành liên quan, trong những năm qua ngành GD&ĐT huyện Lệ Thủy đã tổ chức các lớp tập huấn về hò khoan Lệ Thủy cho toàn thể giáo viên dạy môn Âm nhạc, đại diện học sinh của tất cả các trường học trên địa bàn toàn huyện, đây là những hạt nhân để xây dựng phong trào hát hò khoan trong mỗi đơn vị trường học.
Đặc biệt trong các dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Phòng GD&ĐT cũng đã tổ chức liên hoan “Em hát dân ca” dành cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở hay liên hoan “Cô và cháu hát hò khoan Lệ Thủy” dành cho cấp mầm non.
Cho đến thời điểm này, các buổi liên hoan đang được duy trì thường niên và đạt hiệu quả cao làm dấy lên phong trào hát dân ca của học sinh nói riêng và trong đời sống văn hóa cộng đồng của người dân Lệ Thủy nói chung.
Chính vì vậy, sáng ngày 02/11/2017 trường THCS Sơn Thủy đã tổ chức buổi ngoại khóa Hò khoan Lệ Thủy. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị nhân văn của loại hình nghệ thuật truyền thống, góp phần bảo tồn văn hóa quý giá của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển. Như mạch nguồn ấm nóng, hò khoan dần len lỏi vào trường học, trở thành phong trào văn hóa - văn nghệ sâu rộng. Ðây chính là môi trường nuôi dưỡng quan trọng nhất để hò khoan Lệ Thủy được kế thừa, vang mãi với thời gian. Đến dự với buổi ngoại khóa với sự tham gia của các nghệ nhân câu lạc bộ hò khoan Lệ Thủy, ban giám hiệu nhà trường, toàn thể giáo viên, nhân viên, Hs toàn trường cùng các thành viên CLB hò khoan Liên đội THCS Sơn Thủy.
Mở đầu chương trình ngoại khóa cô giáo Nguyễn Thị Thúy Nhung Tổng phụ trách Đội trình bày một số nét về hò khoan Lệ Thủy.
Đối với người dân Lệ Thủy, điệu Hò khoan gần như ăn sâu vào trong máu của mỗi người và tự ý thức của mỗi người dân họ đều luôn đau đáu câu chuyện bảo tồn điệu hò này. Chính vì vậy, phong trào hát Hò khoan Lệ Thủy thường xuyên được tổ chức ở tất cả các sự kiện từ thôn xóm, làng xã đến cấp huyện...
Tiếp theo chương trình là tiết mục trình bày một số làn điệu hò khoan Lệ Thủy của những thành viên CLB hò khoan Liên đội trường THCS Sơn Thủy.
Hò khoan Lệ Thủy được vinh danh là kết quả của quá trình nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, phát triển di sản của chính quyền và ngành văn hóa địa phương; trong đó, có sự dày công, tâm huyết của các nghệ nhân luôn cháy hết mình để dòng dân ca dung dị này chảy mãi với đời.
Không biết ra đời tự bao giờ, nhưng trong tâm hồn người dân Lệ Thủy luôn thấm đẫm điệu hò khoan mộc mạc, sâu lắng, lay động lòng người. Không chỉ là một hình thức diễn xướng dân gian, hò khoan Lệ Thủy còn là nét sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo của người Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung
Qua buổi ngoại khóa này,có thể nói việc dạy hát dân ca và thành lập câu lạc bộ hò khoan trong trường học là việc làm bổ ích, cần thiết nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân quý “kho báu” của quê hương. Mỗi giờ học, điệu Hò khoan Lệ Thủy còn vang vọng thì có thể tin rằng dòng chảy văn hóa quê hương vẫn liền mạch từ trong đời sống hôm nay và mai sau. Niềm vinh dự này cũng là trách nhiệm phải bảo tồn, phát huy giá trị di sản ngày càng tốt hơn, xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể mang tính tiêu biểu cho quốc gia.
Ý kiến bạn đọc