Rss Feed

THCS Sơn Thủy

KẾ HOẠCH

CHUYÊN MỤC HÒ KHOAN

GIÁO ÁN

BÀI GIẢNG

SÁNG KIẾN KN

Hỗ trợ

Vương Công Quang

Thống kê

  • Đang truy cập: 57
  • Khách viếng thăm: 70
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 10761
  • Tháng hiện tại: 96790
  • Tổng lượt truy cập: 30238233

LIÊN KẾT TIỆN ÍCH


GÓC TIN HỌC

Giới thiệu sách tháng 12: Cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh của các tư lệnh - Chính ủy của các chính ủy

Đăng lúc: Thứ hai - 13/12/2021 07:26 - Người đăng bài viết: QUẢN TRỊ
Kính thưa các thầy giáo,cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Tháng 12 là tháng mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lập nhiều thành tích chào mừng 77 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 - 22/12/2021 và ngày Quốc phòng toàn dân. Ngày để mỗi chúng ta tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ cha anh đi trước, đến những anh bộ đội cụ Hồ ngày đêm không quản khó khăn, gian khổ bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ gìn cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đến với buổi giới thiệu sách hôm nay, thư viện trường THCS Sơn Thủy xin trân trọng gửi tới bạn đọc cuốn sách : “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy " tác giả Vũ Trọng Đại chủ biên và viết lời dẫn, Công ty sách Thái Hà và NXB Thế Giới phát hành năm 2013.
 
 
        Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911- 2013) là chiến sĩ cách mạng kiên trung, học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam.Tên tuổi Đại tướng gắn liền với sự ra đời, chiến đấu, trưởng thành của QĐND Việt Nam anh hùng. Khi nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta nghĩ ngay đến ông là một trong những nhân vật kiệt xuất của thời đại Hồ Chí Minh- thời đại đã làm nên những chiến công oanh liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng không chỉ là sự phản ánh sinh động những thăng trầm của một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc trong những năm tháng ông đã trải qua mà còn mang đậm dấu ấn nhân cách cao đẹp của nhà cách mạng kiệt xuất,"người Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam và vị tướng huyền thoại trong lòng bạn bè quốc tế.
        Cuốn sách"Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh của các tư lênh, Chính ủy của các chính ủy" tập hợp 100 sự kiện tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vị Tổng tư lệnh văn- võ toàn tài cũng như cuộc sống đời thường của ông. Mỗi sự kiện đều được diễn giải ngắn gọn nhằm giới thiệu tổng quát về toàn bộ hoạt động quân sự, chính trị… cũng như cuộc đời riêng của Đại tướng, đi kèm với đó là những bức ảnh tư liệu đi liền với nội dung sự kiện.
  Những chặng đường hoạt động của Đại tướng được tái hiện lần lượt qua các chương:"Từ ấy" (1911-1941);"Những năm tháng không thể nào quên" (1941-1946); "Đường đến Điện Biên Phủ" (1946-1954); "Khó khăn càng nhiều, vinh quang càng lớn" (1954-1975); "Vết lăn trầm lịch sử" (1975 đến nay).
       Mở đầu phần I: "Từ ấy" (1911-1941).
       Trước khi nổ ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ngày 25/8/1911, ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã sinh ra một con người sẽ là một trong những người hiếm hoi làm thay đổi dòng chảy lịch sử. Ông sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống cách mạng được cha dạy chử Nho và được rèn giũa rất nghiêm khắc. Chính những bài dạy của cha về đạo lý, ứng xử về chử Nhân,chử Nghĩa đã trở thành nền tảng, nơi hun đúc ý chí và nhân cách quyết định con người Đại tướng trong suốt cuộc đời ông. Đó còn là những ngày mà cậu học sinh Võ Nguyên Giáp tham gia bãi khóa, tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, bắt đầu viết báo, bị cầm tù, trở thành sinh viên trường Luật, cho tới cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc.
        Đại tướng Võ Nguyên Giáp dạy học tại Hà Nội, ông dạy các môn Pháp văn, Lịch sử, Địa lý tại trường Thăng Long năm 1935. Sau này ông nói: "Nếu không có chiến tranh, tôi đã là một thầy giáo"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ người thầy giáo dạy lịch sử trở thành người chỉ huy quân sự. Có một câu hỏi mà chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới lý giải một cách thấu đáo, đó là: Vì sao Người chọn Võ Nguyên Giáp - thầy giáo dạy lịch sử ở Trường Tư thục Thăng Long, về dung mạo thuộc hàng "bạch diện thư sinh" đảm nhiệm việc thành lập tổ chức quân sự và chỉ huy quân sự, trong khi ở thời kỳ đó, có hàng chục học viên Việt Nam tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) được đào tạo cơ bản về quân sự! Và ngay từ lần gặp đầu tiên năm 1940, tại Côn Minh (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy ở Võ Nguyên Giáp những dấu hiệu của một thiên tài quân sự và tin tưởng giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ chỉ huy quân sự của cách mạng Việt Nam; đồng thời Người căn dặn Võ Nguyên Giáp "Phải tranh thủ học tập về quân sự", quyết định giao cho Võ Nguyên Giáp việc thành lập và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Phần II: Những năm tháng không thể nào quên(1941 - 1946)
Ngày 22/12/1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức đội quân chủ lực đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
         Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, đây là sự kiện đánh dấu và quyết định đến sự nghiệp chỉ huy quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng có công lao, đóng góp to lớn trong xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại. Từ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên chỉ với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ, rồi từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến, kiên cường chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là minh chứng sinh động về sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lần đầu tiên trên thế giới, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ ở châu Á đã đánh bại quân đội của một cường quốc châu Âu.
         Phần III: Đường đến Điện Biên Phủ(1946 - 1954).
        Sau chiến dịch Đông Bắc năm 1947 giành thắng lợi, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp-Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ. Đây không chỉ là trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao cho mà còn là sự tin tưởng vào tài năng, đức độ, "văn- võ song toàn", có đầy đủ phẩm chất, nhân cách một người làm "Tướng". Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho"; và "Trong quân đội, nhiệm vụ của người tướng là phải "trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung". Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào trái tim, khối óc và hành động cách mạng suốt cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
        Chiến dịch hào hùng nhất mà Đại tướng chỉ huy – chiến dịch Điện Biên Phủ. Với những quyết sách sáng suốt, quyết đoán, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chuyển hướng chiến dịch kịp thời để đưa tới một trận Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”,.Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy được phong quân hàm duy nhất chỉ có một lần cấp hàm Đại tướng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng: "Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra nhiều quyết định quan trọng, trong đó có quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời làm tướng của mình là chuyển phương châm Chiến dịch Điện Biên Phủ từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Chính quyết định ấy đã góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", lập lại hòa bình ở miền Bắc nước ta.
Đại tướng Võ Nguyên giáp thay đổi từ phương án" Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, thắng chắc"
          Đúng vậy người chỉ huy phải là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong từng tình huống cụ thể để giành thắng lợi. Có thể nói, trên cương vị là chỉ huy trưởng và Bí thư Đảng ủy Mặt trận trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những chấp hành đúng nguyên tắc các tổ chức lãnh đạo của Đảng mà còn vận dụng rất sáng tạo, linh hoạt nguyên tắc đó vào tình huống cụ thể trong chiến đấu. Đây là kinh nghiệm rất quý đối với người chỉ huy các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Hình ảnh bộ đội hành quân lên Tây Bắc
 
Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của bộ đội Việt Minh
tung bay trên nóc hầm tướng De Castries chiều 7/5/1954.
       Phần IV: Khó khăn càng nhiều, vinh quang càng lớn(1954 - 1975)
       Hiệp định Geneva ký kết chưa được bao lâu thì đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp xâm lược nước ta, đặt ách thống trị kiểu thực dân mới, buộc nhân dân ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến mới, gay go, ác liệt hơn.

Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
quan sát bộ đội hải quân tập luyện sẵn sàng chiến đấu
      Với ý chí quyết tâm "Không có gì quý hơn độc lập tự do", được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ tiếp tục giao nhiệm vụ chỉ huy Quân đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy toàn dân, toàn quân ta lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, đặc biệt là chiến thắng "Điện Biên phủ trên không" năm 1972.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
        Chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc nhiều viên đại tướng của Pháp, Mỹ phải hứng chịu thất bại ở Việt Nam. Đây không chỉ là chiến công lẫy lừng của quân và dân ta mà còn là sự kiện nổi bật trong lịch sử chiến tranh ở thế kỷ 20. 
 
Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
 
        Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dù trên cương vị nào được Đảng, Nhà nước giao cho, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều dồn hết tâm sức, trí tuệ và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Và điều đặc biệt là, Võ Nguyên Giáp được nhân dân vinh danh là "Đại tướng của nhân dân"; được cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân gọi với cái tên trìu mến: "Anh Cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam- điều hiếm gặp trên thế giới!
         Phần V: Ngọn núi lửa phủ tuyết (1975 - 2013)
        Phần cuối của cuốn sách mang tên "Ngọn núi lửa phủ tuyết", khắc họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những hoạt động trong thời bình dù âm thầm nhưng vẫn miệt mài đóng góp những hoạt động, tư tưởng, thậm chí ngay cả sức sống của mình cho đất nước. Ông trở thành nhà ngoại giao nhân dân thiện chí tiếp xúc với các chính khách quốc tế trong đó các quốc gia cừu địch củ của Việt Nam; ông là đại biểu nhân dân, là tấm gương mẫu mực, tinh thần học tâp không ngừng dù ở vị trí nào Đại tướng cũng hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời bình.
      Kính thưa các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân mến!
      Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩnh biệt chúng ta vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 4-10-2013, để lại nỗi tiếc thương vô hạn với đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại công lao, tài năng, đức độ của người cộng sản kiên trung, mẫu mực, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người "Anh Cả" của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Với lòng kính trọng và ngưỡng mộ của các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ dành cho Đại tướng. Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ công lao đóng góp to lớn của Đại tướng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Noi gương, biết ơn Đại tướng, chúng ta tiếp tục giữ vững ngọn lửa truyền thống yêu nước và tinh thần Việt Nam trung dũng kiên cường, quyết tâm rèn đức, luyện tài, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, phấn đấu và cống hiến sức mình sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng tốt đẹp hơn.
      Mời quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em hãy đến thư viện đọc ấn phẩm này nhé. Mã ĐKCB cuốn sách: 2025
      Xin chân thành cảm ơn! Hẹn gặp lại quý thầy cô giáo và các em.

Tác giả bài viết: Trần Thị Hồng Đóa

Ý kiến bạn đọc

 
 

VĂN BẢN - CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT MỚI

  • 01/2024/TT-BTTTT
    Chủ nhật - 05/05/2024 07:02
    Thông tư 01/2024/TT-BTTTT ban hành bởi BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ngày 29-03-2024 sửa đổi, bổ sung phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 09/2023/TT-BTTTT ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
  • 01/2024/TT-BKHĐT
    Chủ nhật - 05/05/2024 07:02
    Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT ban hành bởi BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ngày 15-02-2024 hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  • 313/QĐ-CTN
    Chủ nhật - 05/05/2024 07:02
    Quyết định 313/QĐ-CTN ban hành bởi CHỦ TỊCH NƯỚC ngày 05-04-2024 về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.
  • 07/VBHN-NHNN
    Chủ nhật - 05/05/2024 07:02
    Văn bản hợp nhất 07/VBHN-NHNN ban hành bởi VĂN BẢN HỢP NHẤT; NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ngày 08-04-2024 hợp nhất thông tư quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
  • 13/2023/TT-BLĐTBXH
    Chủ nhật - 05/05/2024 07:02
    Thông tư 13/2023/TT-BLĐTBXH ban hành bởi BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ngày 29-12-2023 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của 20 ngành, nghề.
  • 289/QĐ-TTg
    Chủ nhật - 05/05/2024 07:02
    Quyết định 289/QĐ-TTg ban hành bởi THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ngày 08-04-2024 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

THỜI SỰ

HÌNH ẢNH