Rss Feed

THCS Sơn Thủy

KẾ HOẠCH

CHUYÊN MỤC HÒ KHOAN

GIÁO ÁN

BÀI GIẢNG

SÁNG KIẾN KN

Hỗ trợ

Vương Công Quang

Thống kê

  • Đang truy cập: 90
  • Hôm nay: 13106
  • Tháng hiện tại: 207314
  • Tổng lượt truy cập: 35499189

LIÊN KẾT TIỆN ÍCH


GÓC TIN HỌC

Bánh Trung thu trong sự tích của người Việt Nam

Đăng lúc: Thứ tư - 04/10/2017 03:28 - Người đăng bài viết: Nguyễn Văn Hiếu
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về sự tính Bánh Trung Thu của Trung Quốc qua câu chuyện tình cảm động của Hậu Nghệ và Hằng Nga hay chuyến phiêu lưu vô tiền khoáng hậu của Đường Minh Hoàng. Nhưng thực tế, sự tích về bánh trung thu của Việt Nam lại không liên quan đến Hậu Nghệ hay Đường Minh Hoàng mà lại là câu chuyện xoay quanh chú Cuội ngồi gốc cây đa và chị Hằng xuất hiện vào đêm trung thu để phát quà cho trẻ con.....
         Chắc hẳn bạn đã từng nghe về sự tính Bánh Trung Thu của Trung Quốc qua câu chuyện tình cảm động của Hậu Nghệ và Hằng Nga hay chuyến phiêu lưu vô tiền khoáng hậu của Đường Minh Hoàng. Nhưng thực tế, sự tích về bánh trung thu của Việt Nam lại không liên quan đến Hậu Nghệ hay Đường Minh Hoàng mà lại là câu chuyện xoay quanh chú Cuội ngồi gốc cây đa và chị Hằng xuất hiện vào đêm trung thu để phát quà cho trẻ con.

          Chuyện kể rằng, ngày xưa, trên trời có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga, nàng rất xinh đẹp và chăm chỉ cai quản cả một Vầng Trăng sáng lung linh. Nàng rất yêu trẻ con nên mơ ước của nàng là được ghé xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhưng do quy định của tiên giới không cho phép.

          Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng 8 – là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, người nào làm được loại bánh ngon nhất, đẹp nhất và lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng bất kỳ điều gì mình muốn.

          Hằng Nga rất thích thú, háo hức tham gia cuộc thi ngay. Khi xuống trần gian để tham khảo, nàng gặp được Cuội – một chàng trai chuyên gia nói dóc, cứ mỗi tối Cuội lại tụ hợp các em nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng mà kể chuyện tầm phào.

          Ngoài tài “nói dóc”, Cuội rất giỏi nấu nướng, cậu thường tự tay làm bánh cho bọn trẻ trong làng ăn nên các bé rất yêu quý Cuội. Hằng Nga biết vậy rất vui mừng và ngỏ ý nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh mới, thế là Cuội đưa ra một sáng kiến là cứ bỏ tất cả mọi nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên, nào là trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng…

Và thật kì lạ, những chiếc bánh ra lò thơm phưng phức, các em nhỏ ăn vào đều khen rất ngon, mặc dù còn chưa đẹp mắt lắm nhưng đó là món bánh ngon nhất mà bọn trẻ con được thưởng thức.

Đã đến thời hạn trở về thiên đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh chưa đặt tên thật ngon lên thiên đình dự thi và chia tay những người bạn thật đáng yêu nơi trần gian, từ biệt chàng Cuội nói dóc nhưng tài năng và tốt bụng.

 

         Nhưng chàng Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên đã nắm chặt lấy tay nàng và thật kì lạ, có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đã kéo chàng cùng cây đa đầu làng lên cung trăng. Leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Có đôi lúc nhớ nhà, nhớ các em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

          Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là “bánh Trung Thu” và ban cho nàng một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung Thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

          Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em, món bánh Trung Thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.

          Từ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Tám, là lúc trăng sáng và tròn nhất, người ta lại tổ chức rước đèn, múa rồng múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng và đàn Thỏ xuống mặt đất vui chơi. Bánh Trung thu làm thành hình mặt trăng để tưởng nhớ cuộc liên hoan vui vẻ dưới trăng buổi tối mà trẻ con quen gọi là Tết Trung Thu.

Tác giả bài viết: Sưu tầm: Nguyễn Văn Hiếu
Nguồn tin: Tổng hợp

Ý kiến bạn đọc

 
 

VĂN BẢN - CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT MỚI

  • 49/2014/TT-BCT
    Thứ năm - 23/01/2025 09:36
    Thông tư 49/2014/TT-BCT ban hành bởi BỘ CÔNG THƯƠNG ngày 08-11-1968 quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2015.
  • 03/2024/TT-NHNN
    Thứ năm - 23/01/2025 09:36
    Thông tư 03/2024/TT-NHNN ban hành bởi NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ngày 16-05-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
  • 109/2024/NĐ-CP
    Thứ năm - 23/01/2025 09:36
    Nghị định 109/2024/NĐ-CP ban hành bởi CHÍNH PHỦ ngày 29-08-2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
  • 917/QĐ-TTg
    Thứ năm - 23/01/2025 09:36
    Quyết định 917/QĐ-TTg ban hành bởi THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ngày 27-08-2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
  • 919/QĐ-TTg
    Thứ năm - 23/01/2025 09:36
    Quyết định 919/QĐ-TTg ban hành bởi THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ngày 28-08-2024 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.
  • 921/QĐ-TTg
    Thứ năm - 23/01/2025 09:36
    Quyết định 921/QĐ-TTg ban hành bởi THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ngày 28-08-2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

THỜI SỰ

HÌNH ẢNH